Sách giáo khoa Nga dạy con trẻ bài học đạo đức về hậu quả từ sự thờ ơ trước nỗi bất hạnh của con người, còn sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 dạy con trẻ bài học gì vậy? Xin các bạn cho bình luận.
Bài “Hai con ngựa” trong Sách Giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 theo Chương trình cải cách vừa xuất bản, được biên soạn phỏng theo truyện ngụ ngôn của Đại văn hào Lev Tolstoi từ Sách giáo khoa Tiếng Nga.
Sách giáo khoa Tiếng Việt:
“Người nông dân nọ có một con ngựa tía và một con ngựa ô. Ngựa tía biếng nhác. Còn ngựa ô làm lụng vất vả. Một đêm, ngựa tía thắc mắc:
- Chị làm lụng hùng hục như thế để làm gì?
Ngựa ngạc nhiên:
- Không làm thì ông chủ mắng
- Chủ mà giục em làm, em sẽ trốn
Ngựa ô lẩm bẩm: “Có lý lắm”
***
Toàn văn câu chuyện và bài học đạo đức trong Sách giáo khoa Tiếng Nga:
“Người đàn ông nọ có một con lừa và một con ngựa. Trên đường đi, lừa nói với ngựa:"Mình thấy nặng quá, mình nghĩ có lẽ không chở hết được, bạn có thể giúp mang bớt hộ mình một ít đươc không?".
Ngựa không nhận lời. Lừa ngã quỵ xuống và chết.
Ông chủ liền chuyển tất cả số đồ mà lừa đã mang và cả tấm da chú lừa xấu số lên lưng Ngựa.
Ngựa kêu rống lên:"Khổ thân tôi chưa, tôi đã không giúp lừa nên bây giờ phải mang hết đồ đạc và cả tấm da của cậu ấy nữa"!
Bài học về đạo đức từ câu chuyện này: Cần phải giúp đỡ những người yếu đuối và cần sự giúp đỡ của mọi người. Bởi lẽ, trong cuộc sống bạn có thể lâm vào những tình huống khó khăn. Thờ ơ với sự bất hạnh của người khác là tự làm hại mình”.
(Mời bạn xem nguyên văn bản tiếng Nga trong ảnh chụp trang sách giáo khoa Tiếng Nga)
***
Lưu ý thêm: Trong Sách Giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 theo Chương trình cải cách có rất nhiều chuyện “trái khoáy” tương tự.
Theo Đại tá Lê Thế Mẫu