Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cứ ngồi chơi xơi nước nhể, chả có việc gì làm cả, trong khi các nhà in, nhà sách trong nước chúng tự do in ấn, xuất bản và bán sách xét lại lịch sử, xuyên tạc lịch sử dân tộc một cách vô tội vạ, trong đó có những cuốn sách của các tác giả người ngoại quốc không được thẩm định và xét duyệt. Hay là các ông đang tiếp tay cho chúng để đổi lấy những đồng đô-la bẩn thỉu, ô nhục?
Học lịch sử quan trọng ở việc nhận thức lịch sử thông qua các sự kiện lịch sử chứ không phải ở việc thuộc lòng số liệu lịch sử, ví dụ như ngày tháng năm xảy ra sự kiện lịch sử và những con số số học gắn liền với sự kiện lịch sử ấy. Do đó, một nhà sử học chưa chắc đã có nhận thức lịch sử chuẩn chỉnh bằng những người không phải là nhà sử học, bởi nhận thức của một con người thì không phụ thuộc vào bằng cấp, trong khi lịch sử là tấm gương phản chiếu mọi mặt của đời sống xã hội trong một thời đại, một bối cảnh xã hội cụ thể. Một minh chứng không thể thuyết phục hơn cho việc này đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng có bất cứ bằng cấp nào cả.
Vì vậy, đừng bao giờ lấy danh nghĩa, danh phận một nhà sử học ra mà lòe, mà bịp người khác.
Xưa nay, việc giáo dục lịch sử, dạy môn Lịch sử đã có một thói quen sai lầm đó là gắn sự kiện lịch sử với những con số tỉ mỉ, chính xác tuyệt đối nên khô khan và rất khó nhớ, vì vậy mà học sinh, sinh viên không thích học lịch sử. Vì thế, hẳn là với những cái đầu to tướng là những GS, PGS, TS ở Bộ GD-ĐT không phải họ không nghĩ ra được những phương pháp giảng dạy và giáo dục môn Lịch sử sao cho học sinh, sinh viên yêu thích và muốn học, mà vấn đề là ở chỗ họ có muốn làm như vậy hay không mà thôi. Càng ngày thực tế đang càng chứng minh cho chúng ta thấy nhận định này là hoàn toàn chính xác. Tôi có thể lấy dẫn chứng để chứng minh đó là việc trong chương trình kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước ta do VTV sản xuất vừa qua, VTV đã đưa lên để tán dương, ngợi khen, động viên, khuyến khích một số nhóm bạn trẻ đã sản xuất các video nhằm tuyên truyền về lịch sử dân tộc trên các nền tảng mạng xã hội đã thu hút được rất nhiều những người trẻ tuổi, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên đã quan tâm và yêu thích.
Thử hỏi chỉ có vài con người trẻ tuổi không có chuyên môn sử học và giáo dục mà họ còn làm được như thế huống hồ là các chuyên gia giáo dục gồm các GS, PGS, TS của Bộ GD-ĐT và các giáo viên đang giảng dạy trong các nhà trường mà lại không làm được?
Là một nhà sử học hay là một người có chuyên môn nghiên cứu lịch sử thì mới cần phải thuộc lòng những con số số học trong những sự kiện lịch sử, còn đại bộ phận, học lịch sử là để học hỏi làm một con người có đạo đức, nhân cách, hiểu biết và lý tưởng sống cao đẹp thông qua các bài học lịch sử đã phản chiếu. Các ông có hiểu không? Không hiểu thì xéo về chăn vịt hết đi!