Bát thuần quái. Quan quỷ sát:
Khảm long khôn thỏ chấn sơn hầu
Tốn kê càn mã đoài xà tẩu
Cấn hổ ly trư vi sát diệu
Bát phương lai thủy bất vọng cầu
Có sách viết khác:
Khảm long khôn thỏ chấn sơn hầu
Tốn kê càn mã đoài xà tẩu
Cấn hổ ly trư vi sát diệu
Phạm chi trạch, mộ nhất thời hưu.
Khảm kị rồng, khôn kị thỏ (mão), chấn kị khỉ, tốn kị gà, càn kị ngựa, đoài kị rắn, cấn kị hổ, ly kị lơn. Nhà hoặc mộ phạm phải đều xấu.
Trong kinh dịch có 64 quẻ kép thì có 8 quẻ thuần quái. Cách tính quan quỷ sát là lấy các hào quan quỷ có trong 8 quẻ thuần càn, thuần khảm, thuần cấn, thuần chấn, thuần tốn, thuần ly, thuần khôn, thuần đoài. Mỗi quẻ có 6 hào thì có thể là hào huynh đệ, tử tôn, thê tài, quan quỷ, phụ mẫu.. Quẻ khảm thấy thìn là quan quỷ, khôn thấy mão, chấn thấy thân, tốn thấy dậu, càn thấy ngọ, đoài thấy tị, cấn thấy dần, ly thấy hợi. Để cho dễ nhớ dễ thuộc do vậy cổ nhân đã sáng tạo ra bài thơ quan quỷ sát như giới thiệu ở trên và áp dụng chúng vào thực tế. Nếu ai bói kinh dịch lục hào sẽ hiểu cách thức tìm ra hào quan quỷ kiểu gì. Quẻ càn thuộc kim thì khởi đầu tính hào huynh đệ là kim, tiếp theo dùng ngũ hành tương sinh tính thuận các hào tử tôn, thê tài, quan quỷ, phụ mẫu..
Quẻ khảm thuộc thủy : huynh đệ thuộc thủy.
Quẻ cấn, khôn thuộc thổ: huynh đệ thổ.
Chấn, tốn thuộc mộc: huynh đệ mộc.
Quẻ ly hỏa: huynh đệ thuộc hỏa.
Quẻ càn, đoài thuộc kim: huynh đệ kim.
Ví dụ cụ thể: Quẻ càn thuộc kim thì huynh đệ kim, tử tôn thủy, thê tài mộc, quan quỷ hỏa, phụ mẫu thổ.
Nạp địa chi cho quẻ. Quẻ dương thì nạp địa chi dương thuận khởi, quẻ âm thì nạp địa chi âm nghịch khởi:
Càn, chấn từ tý khởi thuận
Khảm từ dần khởi thuận
Cấn từ thìn khởi thuận
Tốn từ sửu khởi nghịch
Ly từ mão khởi nghịch
Khôn từ mùi khởi nghịch
Đoài từ tị khởi nghịch
Ví dụ quẻ "càn, chấn" thuận khởi từ tý tính theo địa chi dương : Tý> dần> thìn> ngọ> thân> tuất
Hào 1: tý thủy
Hào 2: Dần mộc
Hào 3: Thìn thổ
Hào 4: Ngọ hỏa
Hào 5: Thân kim
Hào 6: Tuất thổ
Ta thấy bên trên nhắc tới quan quỷ thuộc hỏa thì trong quẻ càn có Ngọ thuộc hỏa, hào thứ 4 là quan quỷ, do đó ta lấy quẻ thuần càn có ngọ làm quan quỷ. Ta thấy câu thơ Tốn kê, càn mã, đoài xà tẩu. Thì hiểu là quẻ tốn có hào dậu là quan quỷ, quẻ càn có hào ngọ là quan quỷ, quẻ đoài có hào tị là quan quỷ.. đại để các câu thơ khác cũng nên hiểu như vậy.
Còn áp dụng quan quỷ sát thì trong nhân gian có vô vàn cách hiểu nên hình thức áp dụng vào các trường hợp đều không giống nhau nên thường có các mâu thuẫn trên diễn đàn và cũng có những trường hợp bị áp dụng sai cách.
Ví dụ áp dụng cho dương trạch có vài kiểu như sau:
Câu thơ: Khảm long, khôn thỏ, chấn sơn hầu.
Qua giao lưu tiếp xúc có rất nhiều cách hiểu và cách áp dụng của mọi người.
Ví dụ 1:
Từ: khảm long, ta hiểu là "khảm thì kị rồng"
Có người nói nhà tọa khảm thì đại kị khai môn vị trí cung thìn (thìn, tốn, tị là phương vị quẻ tốn) do ứng với câu "khảm long". Thậm chí có người còn chia sẻ nhà tọa khảm thì không được khai môn vị trí đông nam vì cho rằng vị trí "thìn" ở trong quẻ tốn thuộc hướng đông nam.
Có người nói : Nhà tọa khảm thì đại kị nước đến hoặc đi tại cung thìn. Có người thì cho rằng nước đến tại thìn thì phạm quan quỷ sát nhưng nước đi tại vị trí này là tốt. Có người lại không cần quan tâm tới quan quỷ sát mà dùng đúng kiến thức dịch lý để phản biện lại lý thuyết quan quỷ sát và cho rằng: Xét theo khía cạnh " trạch quái " nhà tọa khảm thì khai môn cung tốn sẽ là cung sinh khí, đại cát lợi. Tức vị trí cung tốn bao gồm cả cung thìn trong đó. Nếu có người hiểu sâu một chút thì nói, nhà tọa khảm khai môn cung tốn sinh khí thì cần tránh cung thìn là do phạm quan quỷ sát. Tóm lại mở cổng tại cung tốn sẽ có 2 quan điểm trái ngược nhau.
Ví dụ 2:
Khảm kị rồng áp dụng cho xem ngày làm nhà, ngày cất nóc, ngày nhập trạch:
Có người cho rằng nhà nhìn hướng khảm tức hướng bắc thì tránh xây cất vào năm rồng, tháng rồng, ngày rồng, giờ rồng. Thậm chí người tuổi rồng cũng đại kị hướng này. Nếu nhà nhìn hướng khảm mà chọn giờ thìn động thổ hoặc cất nóc sẽ phạm phải quan quỷ sát. Có người còn kiêng kỹ hơn khi chọn tuổi làm nhà dù được tất cả các yếu tố tốt rồi nhưng tuổi này phạm quan quỷ sát với hướng nhà thì cũng bị loại.
Cách hiểu thứ 2 về chữ Khảm long khi áp dụng quan quỷ sát với câu khảm long, là nhà tọa khảm chứ không phải nhà hướng khảm. Tức nhà tọa bắc chứ không phải nhìn hướng bắc rồi vận dụng tất các tình huống tôi kể trên, nếu cái gốc này mà hiểu khác một chút thì ta sẽ có sự thiên biến vạn hóa trong đó, dẫn tới mỗi người sẽ làm theo cách hiểu riêng của mình trong nhân gian, và ai cũng cho mình là đúng.
Ví dụ 3: Khảm thì kị rồng áp dụng cho âm trạch. Lúc này thì phức tạp hơn dương trạch rồi đây. Có người nói mộ nhìn hướng khảm tức hướng bắc thì kị nước đến tại vị trí cung thìn và đi tại thìn. Nhưng có người nói chỉ kị đến tại thìn nhưng đi tại thìn thì tốt, nói vậy thì có hiểu biết một chút về hoàng tuyền cứu bần. Cũng có người chia sẻ rằng cả đến và đi đều tốt thì cần xem lại. Có người cho rằng mộ nhìn hướng khảm thì kị vong mạng (mạng người chết ) tuổi thìn, nếu vong mạng tuổi thìn mà nhìn hướng bắc sẽ phạm quan quỷ sát, ghê chưa. Có người cho rằng mạng người chết không được phép an táng vào năm thìn, tháng thìn, ngày thìn, giờ thìn vì phạm quan quỷ sát. Cứ dính đến chữ thìn tức phạm.
La kinh thấu giải viết về quan điểm áp dụng quan quỷ sát thì sao. Có câu viết tôi đã từng chụp ảnh sách và đăng trong nhóm về cách vận dụng Quan quỷ sát. "Long kị lai thủy, lập hướng kị khắc long" nghĩa là khảm long sẽ kị nước đến tại thìn, nhưng về khảm long gồm có 3 long nhâm tý quý, tức lai long đến từ cung nhâm tý quý sẽ kị nước đến từ cung thìn. Câu lập hướng kị khắc long thì tùy mọi người hiểu theo góc độ nào cũng được. Bên dưới là hình ảnh 1 quẻ kinh dịch mọi người cùng tham khảo về quan quỷ sát được rút ra từ 8 quẻ thuần kinh dịch.