Trong ảnh là Bản đồ ném bom của Mỹ ở Đông Nam Á và 3 nước Đông Dương trong chiến tranh Việt Nam. Mỗi chấm đen là bom nặng 1000 Pounds, tương đương 453 kg.
Tổng số bom mà Mỹ đã ném xuống Việt Nam là 7,85 triệu tấn, gấp gần 3 lần tổng số bom mà tất cả các nước đã sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tương đương sức công phá của 250 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki; bình quân, mỗi người dân Việt Nam vào thời điểm đó phải chịu đựng trên dưới 250 kg bom của Mỹ, trong cái gọi là "chính sách lunarization" (Mặt Trăng hóa). Nếu tính cả bom đạn dùng trên mặt đất (lựu đạn, mìn, đạn pháo, chất nổ...) thì Mỹ đã dùng tổng cộng trên 15,35 triệu tấn bom đạn ở Việt Nam.
Đó là chưa kể tới 45.260 tấn (khoảng 75 triệu lít) chất độc hóa học được Mỹ rải xuống Việt Nam, mà đến nay, sau gần nửa thế kỷ, trẻ em sinh ra trên đất nước xinh đẹp hình chữ S này vẫn còn mang di chứng.
Hậu quả của lượng bom mìn từ chiến tranh đến nay nước ta vẫn chưa thể khắc phục được hết. Gần 800.000 tấn bom mìn chưa phát nổ còn sót lại trong lòng đất vẫn tiếp tục gây tai nạn, làm hơn 42.000 người c.h.ết, 62.000 người bị thương từ 1975 đến 2014. Những năm gần đây, số nạn nhân bom mìn vẫn là trên dưới 50 người mỗi năm. Diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn sau hàng chục năm khắc phục mới giảm từ 6,6 triệu ha (chiếm 20% diện tích Việt Nam) xuống còn 5,6 triệu ha (chiếm 17,71% diện tích), gây ra nhiều khó khăn, cản trở trong sản xuất và đời sống của người dân; khiến Chính phủ phải chi khoảng 100 triệu USD để khắc phục hậu quả bom mìn mỗi năm.
Đây chính là lời nhắc nhở đối với thế hệ hôm nay và mai sau về sự tàn ác của chiến tr.anh và cái giá của hoà bình, độc lập, thống nhất. Nó cũng chính là minh chứng điển hình nhất cho sự chà đạp lên nhân quyền mà Mỹ đã từng đối xử với Việt Nam.