TBT Khrushchev và cỗ máy đảng CS Liên xô là điển hình tiêu diệt chủ nghĩa yêu nước Nga tàn bạo hơn nhiều Hitler. Báo cáo của Khrushchev tại Đại hội XX và các tài liệu tuyên truyền sau này đã làm tất cả hiểu và chắc chắn rằng sự bị động không chuẩn bị và các thất bại của Hồng quân vào đầu năm thứ 41 là do tính toán và sai lầm tai hại của Stalin.
Miệng lưỡi CS đểu giả nói rằng Stalin đã không chuẩn bị Liên Xô trước chiến tranh, đã tiêu diệt các lãnh đạo quân sự tài giỏi, đã làm suy yếu quân đội với sự đàn áp và đã không chú ý đến các báo cáo chính xác của các trinh sát, trong khi hoàn toàn tin tưởng Hitler.
Ví dụ về điều cuối cùng “báo cáo chính xác” là đây, trong 1 bài viết từ trước:
"Hồ sơ Sorge"-«Дело Зорге» mới công khai dịp 78 năm Phát xít Đức tấn công LX cho thấy, KHÔNG HỀ CÓ bức điện của Richard Sorge gửi về Mát-xcơ-va báo trước 1 cách gần đúng ngày bị tấn công. Có những bức điện, các báo cáo dự đoán Đức sẽ tấn công, chúng bình thường như hàng trăm kênh tình báo khác đã báo cáo. Đương nhiên, Sorge cũng có nhiều những báo cáo sai, ví dụ, 1 báo cáo của Sorge nói Đức sẽ tấn công LX sau khi tấn công Anh quốc!
Hitler cũng không có lý do gì để thông báo cho đại sứ Đức ở Nhật ngày giờ tấn công LX, ông ta khôn ngoan hơn bức chân dung LX vẽ. Đã có 1 chiến dịch tung hỏa mù, đánh lạc hướng có chủ ý của Hitler. Trước thời điểm 22 tháng 6 năm 1941, hàng trăm tin tức tình báo, cả dự báo và phán đoán ngày giờ tấn công gửi về mỗi giờ tạo ra sự nhiễu loạn.
Stalin đơn giản là ít quan tâm đến mớ bòng bong tình báo này khi thời điểm chính xác của cuộc chiến tranh chắc chắn sẽ đến đã không còn quan trọng bằng công tác chuẩn bị. Về cơ bản, Stalin biết LX sẽ bị tấn công vào năm 1927, khi đ/c CS Trotsky chạy sang phương Tây.
***
Cũng nên nhớ rằng, với cương vị BT Ukraine, lãnh đạo quân ủy, Khrushchev chịu trách nhiệm chính trong thất bại của tập đoàn quân Kiev.
Tất cả những điều này trong hàng thập kỷ qua được coi là nguyên nhân chính cho những thất bại hay yếu kém của Liên xô khi bắt đầu chiến tranh.
Mặt khác, trong 25 năm qua, nhiều nhà sử học và nhà báo đã kiên trì đưa ra một phiên bản khác. Họ tạo thành một giới khác và cho rằng thảm họa quân sự mùa hè năm 1941 là do người dân Nga không muốn chiến đấu và chế độ cộng sản là đáng ghét. Họ thường giải thích trên báo chí lý do cho những thất bại giai đoạn đầu cuộc chiến theo cách tương tự. Họ nói và viết rằng những người lính Nga không muốn chiến đấu cho quê hương XHCN và chế độ vô thần. Do đó, trước quân Đức, họ đã ném vũ khí và hàng ngàn người đầu hàng, hoặc trốn vào rừng. Và chỉ sau khi họ đối mặt với sự tàn bạo của những kẻ xâm lược, chỉ khi đối mặt với sống chết, họ mới bắt đầu thể hiện sự quyết tâm và kiên cường chiến đấu. Họ lập luận rằng, giữa chủ nghĩa phát xít Đức và chế độ Cộng sản toàn trị Liên xô, người dân Nga buộc phải chọn thứ ít tệ hại hơn. Điều này nghe có vẻ khá hợp lý và đáng tin.
Nhưng cũng khó mà tranh luận với quan điểm này khác về nguyên nhân thất bại của Hồng quân khi bắt đầu chiến tranh nếu không nói đến tình hình bối cảnh thực sự của những năm trước. Thật vậy, đến năm 1941, mới chỉ là 20 năm kể từ cuộc nội chiến khốc liệt và đẫm máu, những vụ khủng bố bắn giết hàng loạt nhân dân Nga theo mệnh lệnh của Lenin, Trotky và tên vô lại Sverdlov, Bí thư đầu tiên của đảng CS đầu tiên to nhất địa cầu. Những tội ác diệt chủng lớn nhất lịch sử nhân loại được bọn Judeo-Communists thực hiện trong thời kỳ này. Trong huynh đệ tương tàn, người dân Nga cũng đã đánh nhau đến chết, tập thể hóa nông nghiệp cũng đi kèm với sự tàn bạo chưa từng thấy. Vào năm 1941, những đứa trẻ của "các phần tử giai cấp đen" được triệu tập, là con cái của các quý tộc, sĩ quan, linh mục bị đàn áp. Con cái của nông dân Nga phục vụ quân đội cũng nhớ cách họ bị bọn Bolshevik đuổi ra khỏi nhà, tịch thu lúa gạo và bắn chết ông bà, cha mẹ với bất cứ sự phản ứng, chống đối nào còn anh chị họ đã chết đói trong chính ngôi nhà họ hay ở nơi bị giam giữ, trục xuất. Người Cossacks có danh tiếng trong chiến đấu, nhưng họ rất rõ "cuộc nói chuyện" đẫm máu của Sverdlov ở Don và Kuban.