Sách xưa đọc lại thấy hay bèn kể cho anh chị em nghe. Ai có bực mình thì chửi thằng nói, đừng chửi người kể, oan uổng lắm!
Có anh bạn đồng môn, thông thái lắm; ở Mỹ và được thỉnh giảng ở ĐH Quốc gia Hà Nội, nay ảnh đã về hưu. Ở Hà Nội lâu, ảnh rất thấm nhuần văn hoá "ngàn năm văn vật Thăng Long", ảnh vừa viết mail gởi bạn bè, xin chôm gởi lại qua wed xem xong cười hay khóc cũng được, miễn là có cảm xúc thật sự, rơi nước mắt cũng không sao.
Khổng Tử dẫn đệ tử du hành đến kinh đô nước CHXHCN Việt Nam. Vào đến phố Cổ, Ngài căn dặn các đệ tử: "Trí giả lạc thủy, người khôn phải linh hoạt, biến báo như nước. Các ngươi nhớ đi đến đâu cũng phải học cách ăn ở, nói năng như người bản địa mới mong giáo huấn được người ta." Các đệ tử đều vâng dạ nhưng trong thâm tâm ai cũng mơ hồ không hiểu rõ phải thực hành "trí giả lạc thủy" ở Phố Cổ như thế nào cho đúng. Hồi lâu Tăng Sâm mạnh dạn bước lên vòng tay thưa "Xin Thầy giảng thêm cho chúng con được rõ, nói năng, ăn ở như người bản địa là như thế nào?" Tử Cống đứng hầu bên cạnh Khổng Tử bực mình quát: "Đ-ịt mẹ! Có thế mà cũng đ-éo hiểu! Uổng công Thày đã giảng bao nhiêu lần! Vểnh tai lừa lên nghe bố mày nói đây mà bắt chước!" Nghe đoạn, Khổng Tử đứng giữa phố Hàng Ngang ngửa mặt lên trời than: "Đ-ịt mẹ! Ta suốt đời bôn ba truyền bá đạo Thánh Hiền, đệ tử nhiều đ-éo nhớ hết! Rút cục chỉ được mỗi Tử Cống xứng đáng là học trò của ta!"