Nhìn ảnh anh Un đi thị sát tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên vô cùng hoành tráng, tự dưng thấy có gì đó sai sai...
Trước giờ chúng ta vẫn nghĩ Triều Tiên là đất nước nghèo hèn lạc hậu, dân đói ăn, khổ sở. Anh từng đọc được những bài báo nói là dân Triều Tiên chỉ được ăn thịt vào sinh nhật lãnh tụ, có 1 trường đại học Y chỉ nghiên cứu các bộ phận cơ thể lãnh tụ, ca sỹ hát mà không làm cho lãnh tụ vui là bị pháo phòng không bắn tan xác,... Và anh cũng như nhiều bạn khác còn tin vào những chuyện đó khá lâu, đến gần đây, khi thông tin được mở cửa và chúng ta không còn bị báo chí me tây nhồi sọ nữa (thực ra báo Mẽo nhồi sọ thua báo chí me tây, đơn giản vì có mấy ai đọc được tiếng Anh?).
Làm được tàu ngầm hạt nhân là thành tựu vô cùng vĩ đại của khoa học, kinh tế và công nghệ một đất nước. Nội cái chuyện đóng được tàu ngầm thôi đã đủ kinh khủng rồi. Rất ít quốc gia làm được, ngoài Nga, Mỹ, TQ tự chủ được công nghệ, có lẽ chỉ có anh Un.
Nhìn thành phố của họ cũng thấy rõ là họ đi trước TP. HCM, HN khoảng 100 năm. Vậy mà GDP của họ chỉ bằng 8% của Đông Lào, với số dân bằng 1/4. Tức là về lý thuyết, họ thua đông lào độ 3 lần.
Tại sao có nghịch lý này?
Câu trả lời rất đơn giản, do họ không theo Mỹ.
Mỹ đưa ra một chuẩn kế toán để đánh giá GDP, và thực tế là càng theo Mỹ thì GDP càng cao. Mô hình kinh tế càng đi sát với Mỹ thì GDP càng đẹp.
Đó là một cách tuyên truyền rất khoa học và thông minh của chú Sam. Bằng báo chí và các nhà kinh tế, Mẽo dựng lên cả một ảo tưởng về sự hùng mạnh của mình.
GDP là gì, nó là tổng sản phẩm quốc nội. Và nếu một mô hình đi lệch với Mỹ, nó sẽ có bức tranh GDP khá xấu. Ví dụ quốc gia nào miễn phí giáo dục và y tế, lập tức GDP giảm thê thảm. Quốc gia nào kiềm chế giá bất động sản, GDP cũng giảm ngay lập tức.
Muốn tăng GDP có gì khó đâu? Bạn đập 1 sân bay đi, xây lại 1 cái mới, tự khắc GDP tăng vài chục tỷ đô. Bạn thổi giá nhà đất lên, GDP lập tức tăng vọt. Bạn quy hoạch dốt, suốt ngày lát lại vỉa hè, GDP cũng tăng.
Còn những nước như Nga, miễn phí gần hết dịch vụ cho dân, GDP sẽ thấp giả tạo. Những nước như quê anh Ủn lại còn thấp nữa vì họ quy hoạch tốt nên không phải đập đi xây lại và giải tỏa đền bù, dân được cấp nhà thì GDP tăng vào đâu? Trẻ em được miễn phí đi học, thì làm gì có trường tây, trường tư, để thổi GDP lên?
Đó là chưa kể mô hình GDP của Mỹ có phần rất lớn là đầu tư công. Nhiều nước gặp lúc khó khăn, bèn đem tiền ra xây cất hạ tầng lung tung cả lên, vậy là GDP cũng tăng.
Hiện nay đã có nhiều ý kiến chuyên gia đòi bỏ phần đầu tư công ra khỏi GDP, đó cũng là một cách thú vị. Tuy nhiên về lâu dài thì nếu còn định hướng phát triển theo GDP thì còn phải chạy theo Mỹ.
Đơn giản vì anh dùng cái thước đo của nó để đo anh, thì làm sao mà có bức tranh độc lập được?