GIẤU ĐẦU HỞ ĐUÔI

GIẤU ĐẦU HỞ ĐUÔI

GIẤU ĐẦU HỞ ĐUÔI

Phần 1: Đánh giá của dư luận xã hội

Dư luận xã hội và cộng đồng mạng xã hội nhận xét về bộ phim Đất Rừng Phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng như thế nào?

1. Ý kiến trên mạng xã hội Facebook nhận xét:

- Điểm Cộng:

Dù ghét hay thích thì cũng phải công tâm trong mọi vấn đề, và thật lòng bộ phim này đã làm tốt phần âm nhạc và bối cảnh. Hết.

- Điểm Trừ:

+ Bản điện ảnh này cũng có An và Cò nhưng tôi thấy An cũng chỉ là để làm nền cho nhân vật Út lục lâm. Các cảnh hài hước nổi bật nhất thì nhân vật Út là người thể hiện chứ vai An lại khá mờ nhạt, trong khi đó các nhân vật thầy của An, mẹ An, Cò cũng chỉ xuất hiện cho có chứ cũng không có nhiều đất diễn.

+ Trang phục xáo trộn giữa Tàu và Ta, thứ mình thấy khó chịu nhất chính là việc tẩy trắng cho 2 thế lực "đen" Thiên Địa Hội và Nghĩa Hòa Đoàn, đồng thời phủ nhận sự xuất hiện của Việt Minh. Cứ khi nào có gì liên quan đến đánh Pháp thì 1 câu Thiên Địa Hội, 2 câu Thiên Địa Hội.

Tuy là vẫn biết bộ phim này chỉ là lấy cảm hứng nhưng chắc chắn sẽ khiến cho những khán giả ít biết về lịch sử sẽ nghĩ Thiên Địa Hội là người tốt, lực lượng tốt đã đuổi đánh Pháp chứ không phải là Việt Minh.

+ Cả hai tổ chức Nghĩa Hòa Đoàn và Thiên Địa Hội đều có xuất thân từ bên Trung Quốc, hoạt động chính của họ là bảo kê, đánh lộn chứ có chính nghĩa gì đâu, ấy vậy mà chính người Việt lại tung hô và làm phim ca ngợi bọn này.

+ Bác Ba Phi do Trấn Thành đóng dở vãi cả đái, từ giọng nói đến ngoại hình đều thể hiện một nét giả trân.

Chấm điểm: 1/10 điểm.

Kết luận: Xem đến đoạn giới thiệu về Thiên Địa Hội xong rồi về cũng được.

2. Ý kiến trên kênh truyền thông "kenh14.vn" nhận xét:

- Bối cảnh đẹp miên man:

Với một bộ phim về một thời kỳ lịch sử như Đất Rừng Phương Nam, việc tái hiện bối cảnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Và sự kỳ công của ê-kíp đã mang lại kết quả vượt quá sự mong đợi. Hình ảnh xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh thời xưa với những bộ bà ba chân chất, những nét văn hóa du nhập từ cả Trung Quốc, Campuchia kết hợp một cách hài hòa.

Những cánh đồng lúa bạt ngàn, thẳng cánh cò bay, rừng U Minh rậm rạp, sông ngòi chằng chịt hay bãi bùn đều đậm chất Miền Tây. Từ đường phố, thôn xóm, biển hiệu đều được phục dựng rất tỉ mỉ. Sự trù phú của miền đất Phương Nam, cá tôm đầy ắp, trái cây trĩu quả được thể hiện qua khu chợ nổi sầm uất, đông đúc người dân qua lại.

- Đất Rừng Phương Nam: Cảm xúc lưng chừng như chính chiều sâu kịch bản.

Những hoạt động đặc trưng của người dân như nghe hát cải lương, họp chợ, đá gà, ..... được tái hiện khá sống động. An, Cò (Kỳ Phong) và Xinh (Bảo Ngọc) vẫn có những thú vui của trẻ em làng quê như cưỡi trâu, tắm sông, chọc tổ ong.. Song, phần bối cảnh vẫn có một vài điểm trừ đáng tiếc. Các nhân vật nói chuyện với nhau bằng các ngôn từ khá hiện đại, thậm chí còn bắt trend như Gen Z, nhiều từ ngữ đặc trưng của Miền Tây không hề xuất hiện.

Ngoài ra, kỹ xảo của phim đôi chỗ vẫn khá tệ, như hình ảnh con cò bay dọc bờ sông, cá sấu hay những con đom đóm ghép thành hình ảnh người mẹ rõ ràng là dùng CGI ghép vào khung hình một cách cẩu thả, đơ cứng.

- Cảm xúc lưng chừng, cái gì cũng chưa tới.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng từng nói Đất Rừng Phương Nam là sự kế thừa, lấy cảm hứng từ cả tiểu thuyết và phiên bản truyền hình. Bộ phim giữ lại bối cảnh và một số nhân vật từ 26 năm trước nhưng cũng cắt đi không ít và cải biên nhiều chi tiết. Đơn cử như nhân vật Ba Ngù (NSƯT Hồ Kiểng), gia đình Tám Luông bị loại bỏ. An cũng không ở chung với dì Tư Ù (Tuyền Mập). Thay vào đó, Út Lục Lâm được đẩy lên thành tuyến nhân vật chính và đi cùng với An từ ngày mẹ cậu nhóc qua đời. Thay vì lăn lộn sống sót ngoài từ đồng ruộng cho đến rừng thì cả hai nay chỉ tập trung ở thành thị để ăn trộm. Phim vì thế mà chẳng thấy "đất" hay "rừng" của phương Nam nữa.

Không những thế, hàng loạt nhân vật quan trọng chỉ xuất hiện một cách thoáng qua rồi biến mất một cách mờ nhạt. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng dường như "sợ" phần hai khó ra rạp nên phải nhồi nhét nhiều nhất có thể dẫn đến phim trở thành một mớ hỗn độn, cái gì cũng chưa tới.

Nhân vật thầy giáo Bảy (Hứa Vĩ Văn) vốn là người quan trọng trong cuộc đời An thì nay chỉ còn vài phút. Thầy Bảy không chỉ là người giúp An học tính phản kháng mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước sai cách, dùng thần giả quỷ lừa người dân. Vai diễn của NSND Thanh Điền vốn mang lại rất nhiều cảm xúc nhưng nay trở nên nhạt nhòa.

Thay vào đó, trường đoạn lẽ ra là của thầy Bảy nay phải nhường sóng cho bác Ba Phi "nói đạo lý". Phim cố tình tạo ra những đoạn lấy nước mắt đặc trưng mà Trấn Thành áp dụng vô số lần từ Bố Già cho đến Nhà Bà Nữ. Song, tất cả đều non tay, không được đào sâu hợp lý. Mối quan hệ của nhân vật hay ấn tượng họ mang đến cho người xem cũng chưa đủ để tạo nên cảm xúc cần thiết.

Mọi thứ của Đất Rừng Phương Nam chỉ ở mức lưng chừng cảm xúc, không khai thác sâu mà chỉ muốn dùng thủ thuật câu nước mắt. Thậm chí, nhiều chi tiết còn được thực hiện khá ngu ngơ, tạo cảm giác buồn cười hơn là buồn lòng. Những màn chọc cười của phim cũng hời hợt, nhạt nhòa như chính chiều sâu của nó vậy.

- Lạm dụng hành động, quên mất ý nghĩa cốt lõi

Không chỉ thay đổi nội dung, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng còn biến Đất Rừng Phương Nam thành một bộ phim hành động với nhiều cảnh các phe phái chiến đấu với người Pháp. Khoan bàn đến chuyện đúng sai về mặt lịch sử, việc lạm dụng yếu tố hành động khiến tác phẩm mất đi giá trị vốn có.

Trong phiên bản truyền hình và nguyên tác tiểu thuyết, An lưu lạc nhiều nơi, chứng kiến sự đau khổ của người dân qua những mảnh đời khác nhau. Người Phương Nam vốn dĩ chất phác, tần tảo và có phần cam chịu. Chính vì thế mà sự tàn bạo của cường quyền và thực dân Pháp còn vượt quá sức chịu đựng đến mức những con người hiền lành ấy phải nổi dậy bạo động.

Sự đau thương ấy thể hiện ở việc dì Tư Ù bị đốt mất quán ăn thân thuộc. Ông Ba Ngù kể câu chuyện vợ con bị Pháp sát hại dã man trên đường về quê ngoại ăn đám giỗ để rồi bản thân trở nên điên điên, khùng khùng. Tám Luông (Chí Hiếu) phải tự sát vì con gái bị địa chủ nhòm ngó. Gia đình Mười Chức bị ngang nhiên cướp đất đến mức người vợ mang thai cũng qua đời.

Do đã cắt sạch những tuyến nhân vật ấy, phim lại lan man vào những màn bắn giết, đấu võ vô nghĩa. Phim chẳng thể hiện được sự tàn ác của Pháp cũng như những khổ đau mà người dân phải chịu. Tất cả chỉ được thể hiện qua lời nói sáo rỗng của vài nhân vật như bác Ba Phi.

Không những thế, yếu tố hành động của Đất Rừng Phương Nam cũng mang tính siêu thực như ông Tiều phóng đao chuẩn xác như Lý Tầm Hoan, Võ Tòng (Mai Tài Phến) phi thân đấm bay nhiều tên địch cùng lúc, Út Lục Lâm cải trang rồi có nhiều phi vụ y hệt Ethan Hunt của Mission: Impossible. Cái chất chân chất, mộc mạc của Đất Phương Nam là ý nghĩa cốt lõi của tác phẩm thì lại không xuất hiện ở bản điện ảnh.

Chấm điểm: 3/5

Kết luận: Nhìn chung, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng có tham vọng tạo ra một tác phẩm mới để vượt khỏi cái bóng của phiên bản 1997 đã quá nổi tiếng. Song, anh lại không hiểu được tinh thần của bộ truyện lẫn loạt phim truyền hình và dẫn đến những cải biên lưng chừng, chỉ nhắm vào tính giải trí mà bỏ qua yếu tố cốt lõi.

----------------------------------------------------------------------

Như vậy, qua hai đánh giá của dư luận mạng xã hội và một kênh truyền thông, chúng ta có thể thấy rõ bộ phim Đất rừng phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng chỉ là một tác phẩm điện ảnh mang tính chất thị trường - "mì ăn liền". Nó không có nhiều giá trị nghệ thuật vị nhân sinh, thậm chí là nghệ thuật vị nghệ thuật cũng rất ít, không có gì ghê gớm như nhiều tờ báo điện tử đã nhao nhao tung hô còn ông Cục trưởng Cục Điện ảnh, Vi Kiến Thành đã hết lời ca ngợi. Việc nó trở nên ồn ào, náo nhiệt và hút khách cũng chỉ là bởi chiêu trò quảng bá, chạy truyền thông giống như "Bố già" và "Nhà bà nữ" của đạo diễn Trấn Thành vậy.

Điều này khiến tôi nhớ đến sự hút khách rất chi là mạnh mẽ, nổi tiếng một thời của những"Tịnh thất Bồng Lai" và "Thiền am bên bờ vũ trụ" vậy. Tất cả đều là do bàn tay nhào nặn, biến hóa từ đen trở thành trắng, gắn nam châm của truyền thông.

 

Phần hai: BÀN VỀ NHẬN XÉT CỦA CỤC ĐIỆN ẢNH VÀ ÔNG CỤC TRƯỞNG VI KIẾN THÀNH VỀ BỘ PHIM ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM CỦA ĐẠO DIỄN NGUYỄN QUANG DŨNG.

Đầu tiên, không cần phải nói gì nhiều mà người ta chỉ cần nhìn thấy quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã yêu cầu Cục Điện ảnh và các cơ quan thẩm định phải thẩm định lại lần 2 bộ phim Đất rừng phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng là đủ biết Cục Điện ảnh và cơ quan thẩm định phim điện ảnh đã làm việc như thế nào rồi. Các vị đã làm ăn cái kiểu gì để đến khi dư luận xã hội phản ánh, phê phán bộ phim thì các vị lại đi thẩm định lại? Phải chăng là lần thẩm định đầu tiên các vị làm chỉ để cho có và mang tính hình thức mà thôi còn thực tế thì các vị đã nhắm mắt, bịt tai để ăn tiền? Đây là sự tắc trách, quan liêu hay là sự móc nối để kiếm tiền?

Thứ hai, ông Cục trưởng Cục Điện ảnh và ê kíp sản xuất bộ phim cho rằng bối cảnh xã hội của bộ phim là vào những năm 1920-1930, là giai đoạn trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam và Việt Minh nên vì thế mà bộ phim không xuyên tạc lịch sử. Hơn nữa, bộ phim này chỉ là mượn trước tác bộ phim cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi năm xưa để sáng tạo và hư cấu nghệ thuật chứ không phải là phiên bản hai mang giá trị, ý nghĩa lịch sử.

Như vậy thì tại sao lại phải thẩm định lại bởi dư luận xã hội đã phê phán và lên án bộ phim này ở chỗ nó đã xuyên tạc lịch sử chứ không phải ở lý do nào khác? Các ông đã đúng thì cớ gì phải thẩm định lại?

Thứ ba, các ông đã cho rằng nhân dân tại Nam Bộ khi đó chỉ là mượn cái tên Thiên Địa Hội và Nghĩa Hòa Đoàn để đặt tên cho các hội nhóm hoạt động độc lập ở Việt Nam được tập hợp bởi những người dân lao động sinh sống ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Long Xuyên chứ không liên quan, cũng không phải để đề cao, ca ngợi hội nhóm nào. Vậy tại sao trong phim các nhân vật cứ mở mồm một câu là một câu Thiên Địa Hội, mở mồm hai câu là hai câu Thiên Địa Hội? Đây không phải là sự vinh danh, sự tung hô thì là cái gì? Tất nhiên, trên thực tế, lịch sử đã xác thực hai tổ chức này của người Trung Hoa đã hoạt động ở Việt Nam vào khoảng thời gian này

Bên cạnh đó, các ông nói rằng, mượn trước tác của nhà văn Đoàn Giỏi để sáng tạo nghệ thuật, vậy tại sao các ông lại lấy đúng tên tác phẩm và cả tên các nhân vật trong tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi để.... "sáng tạo"? Phải chăng đây là một chiêu trò ma cô để câu khách theo kiểu "cáo mượn oai hùm", dựa hơi, bám váy ăn theo?

Nếu các ông đã mượn tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi để bám váy mà ăn theo thì các ông không được phép biến đổi trước tác, còn nếu các ông muốn sáng tạo sản phẩm của riêng mình thì các ông không được mượn hơi, bám váy người ta. Các ông cũng không được mượn hơi bám vào đũng quần Thiên Địa Hội và Nghĩa Hòa Đoàn. Các ông có hiểu liêm sỉ là gì không?

Như vậy phải chăng là các ông đã không nuốt nổi sự xuyên tạc lịch sử và cũng vì đã đầu tư ra hàng trăm tỷ đồng nên giờ đây các ông đã phải bào chữa như thế? Rõ ràng là các ông đã giấu đầu hở đuôi rồi. Như vậy là vô liêm sỉ đấy!

Phản hồi bài viết

(5 stars)
Xin mời bình chọn sao (Star)
wait image
Gửi đi

Bài viết khác

• Trương Vĩnh Ký yêu nước hay bán nước , hiền tài hay ác tài ? (07/02/2024)

• Tân Cương có gì khác lạ với các bài viết của phương Tây (15/01/2024)

• Cái trò vẽ ra các thứ nghe văn vở, như có tâm... Ấy mà. Lạ gì! (12/11/2023)

• Một kẻ kém văn hóa mà đứng đầu ngành văn hóa thì văn hóa không đủ chức năng " soi đường cho quốc dân đi"? Trách nhiệm này thuộc về ai? Người dân Việt Nam cần một câu trả lời (12/11/2023)

• Việc nhà nước phải có bộ sách GK của riêng mình là đương nhiên, không hiểu sao có người phản đối. (12/11/2023)

• CÁI BẮT TAY NỒNG ẤM ĐẦY HỨA HẸN (20/09/2023)


Các bài mới nhất

• Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh (07/02/2024)

• Việt Nam thích cúng tiền cho Tây mà (07/02/2024)

• Mùi khói xe máy (07/02/2024)

• Khi bò cũng làm em xi (MC) (15/01/2024)

• Kỷ niệm lần về thăm quê năm 2022 (05/01/2024)

• Tâm sự người tuổi già! (01/12/2023)

Tòa soạn: Vladivostok, Russia

Ghi rõ nguồn Kinhthien.org khi các bạn lấy tin từ trang web này.

Thông tin Tòa soạn: 

Mọi thông tin xin gửi về thư điện tử: Banquantri@kinhthien.org

 

© 2020 Copyright by Kinhthien.org. All rights reserved.
Hôm nay0 Hôm qua0 Tuần này0 Tuần trước0 Tháng này0 Tháng trước0