Tiếng Anh thì có cái quái gì mà phải coi như một thành tựu học tập. Ở Mỹ có đến 350 triệu người giỏi tiếng Anh, ở Anh cũng vài chục triệu, Úc vài chục triệu. Thậm chí bọn tâm thần cũng giỏi tiếng Anh.
Thời nay người ta coi tiếng Anh không chỉ là thành tích học tập, mà là cái đích cuối cùng của học vấn.
Thấy thằng nào bi bô tiếng Anh xì xồ xì xào mà người ta không hiểu thì người ta kêu "thằng ấy giỏi lắm".
Gặp thằng luôn luôn nói tiếng Việt như mình thì người ta coi có ra gì đâu?
Có vẻ một số quan chức bắt đầu nhận thức được điều thầy nói từ lâu rằng muốn phát triển bền vững phải dựa trên công nghệ và khoa học kỹ thuật. Mà muốn có khoa học kỹ thuật thì không thể nào bỏ qua Toán và Ngôn ngữ. Hai thứ này là công cụ để tư duy, chẳng khác gì cái bay của thợ xây, cái ô tô của ông chạy grab.
Về cái này phải đánh giá cao hệ thống giáo dục SG trước 75. Họ tập trung rất nhiều vào tiếng Việt. Hệ thống giáo dục VN trước 90 cũng tập trung vào Toán. Các học sinh giỏi của VN được đào tạo và sàng lọc từ lớp 1 đến lớp 12. Một học sinh giỏi Toán của VN phải trải qua nhiều kỳ thi mỗi năm, từ thành phố đến quốc gia. Cấp 3 có kỳ thi sàng lọc để lấy vài chục bạn giỏi nhất nước vào học chuyên toán Tổng hợp, Sư phạm và Amsterdam, Lê Hồng Phong (SG) — những trường tốt nhất hồi ấy. Và rất nhiều tỷ phú hiện nay của VN là dân học chuyên toán.
Tuy nhiên sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ và thương mại nổi lên, học sinh bắt đầu lơ là dần các môn tự nhiên, bắt đầu học những thứ ngớ ngẩn như Quản trị kinh doanh, Lập trình viên quốc tế,… và đất nước chúng ta đánh mất một quãng thời gian vàng ngọc để phát triển công nghệ. Cả một lứa học sinh giỏi đi học… Quản trị kinh doanh — một môn học hết sức tâm thần.
KInh doanh thì cần quái phải học? Nó chỉ là mưu mẹo và giao tiếp, dựa trên quan hệ. Thực tế ở đông lào, càng lưu manh càng dễ kinh doanh. Về bản chất, những người làm kinh doanh không tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội. Đúng như Marx nói. Không có ông A bán iPhone cũng có ông B, nhưng không có những nhà khoa học thì chẳng bao giờ làm ra được vũ khí, máy móc,…
Hậu quả đã thấy rõ là khoa học chúng ta đang là con số 0 tròn trịa. Gần như toàn bộ dữ liệu quốc gia nằm trong tay Mỹ và TQ. Các mạng xã hội, các hệ thống bán hàng trực tuyến, phần mềm chát, email,… thiết bị… của Mỹ và TQ hết. Thậm chí gần như tất cả các camera ở ta cũng của TQ và chuyển dữ liệu về gốc. Những dữ liệu ấy không phải là vàng, mà là kim cương, chỉ dựa trên chúng mới có được AI và nhờ đó mới có tương lai.
Cần một sự thay đổi cách mạng về giáo dục. Dạy chữ Hán, dạy Toán, và tập trung nguồn lực vào khoa học kỹ thuật, đó mới là kế sách lâu dài.