Có quá nhiều người bám vào Như Lai để kiếm những thứ mà Như Lai cho là vô nghĩa: Đó cũng là một nghịch lý thời đại.

Có quá nhiều người bám vào Như Lai để kiếm những thứ mà Như Lai cho là vô nghĩa: Đó cũng là một nghịch lý thời đại.

Các định luật vật lý cũng là một dạng đạo, của khoa học. Người ta cho rằng các định luật ấy đúng ở mọi nơi trong vũ trụ. Nếu không phải thế thì thế giới sẽ thế nào, không thể hình dung.

Cái cốt lõi của Phật Giáo là Chư hành vô thường. Có sinh có diệt. Thậm chí sinh diệt từng sát-na. Ông sư kia tu tập gì mấy chục năm mà lại nói một câu phản thầy phản đạo như vậy? Rồi bao nhiêu Phật tử sao cũng im lặng mà nghe người ta nói nhảm hoài, lại còn mua sách nữa? Kỳ lạ cho cái dân Đông Lào.

Trong Bát chánh đạo của Phật giáo (chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định), chánh kiến là đứng đầu. Cách nhìn nhận sai rồi là tu tập sẽ sai. Đọc sách và nghe lời sư ông này là các bạn sẽ đi lạc chánh đạo. Hãy sớm quăng sách vở sư ông đi, và tìm đường về với Chánh đạo.

Có quá nhiều người bám vào Như Lai để kiếm những thứ mà Như Lai cho là vô nghĩa: Đó cũng là một nghịch lý thời đại.

Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Phật giáo, rất hay được đọc ở các đám hiếu, chính là:

"Chư hành vô thường, Thị sinh diệt pháp, Sinh diệt diệt dĩ, Tịch diệt vi lạc".

Phiên bản tiếng Anh là:

Impermanent are all conditioned things
Of the nature to arise and pass away
Having been born, they all must perish
The cessation of conditions is true happiness

Bài này thực ra đơn giản nhưng người đông lào chẳng hiểu gì, đơn giản vì toàn bộ kinh Phật ở đông lào là tiếng Tàu. Họ nói tiếng Tàu giọng Nghệ mà mù chữ, nên nghe kinh sách như vịt nghe sấm. Chính điều này, sự dốt ngôn ngữ cha ông, làm cho đám sư sãi bất lương lộng hành ở đông lào.

Ý của bài này có thể được phiên dịch ra thế này:

1. Chư hành vô thường: Mọi thứ trên đời này đều không chắc chắn, không cứ thế mãi, chắc chắn sẽ thay đổi. Chỉ Đạo là không thay đổi, vì Đạo không phải là một thứ sinh ra do duyên. Không có trời, không có đất vẫn có Đạo. Những thứ mà sinh ra do duyên, do các hoàn cảnh điều kiện (conditioned things) đều vô thường, hay còn gọi là pháp hữu vi. Chỉ có Đạo là Vô vi - Không sinh không diệt.

2. Thị sinh diệt pháp: Sinh diệt là bản chất của mọi pháp hữu vi.

3. Sinh diệt diệt dĩ: Đã sinh là phải diệt. Mọi pháp hữu vi được sinh tất sẽ bị diệt. Cây cỏ, hoa lá, con người, núi non, biển cả,… tất cả. Không thể khác. Đó là một chân lý mà không mấy ai hiểu. Hiểu được tự nhiên hết khổ.

4. Sự diệt của các pháp hữu vi chính là hạnh phúc tối cao, cực lạc. Vì khổ là bản chất của pháp hữu vi, của sự tồn tại, nên diệt chính là hết khổ. Tu tập cũng là để diệt dần các pháp hữu vi trong ta.

Hiểu được bài thơ trên là hiểu đạo Phật. Không hiểu tức là chẳng hiểu gì về giáo lý của Đức Thế Tôn.

Vậy mà gần đây có một sư ông cũng nổi tiếng lại dám bi bô rằng: Không diệt không sinh đừng sợ hãi. Nhảm vô cùng. Đức Phật không hề dạy thế. Ngài nói có sinh và có diệt. Hiểu được sự tất yếu đó thì thấy rằng mọi sự chấm dứt đều là niềm vui. Không diệt không sinh thì chỉ có một thứ duy nhất là Đạo. Chính Đức Phật cũng sinh diệt, cũng là một pháp hữu vi thôi.

Cái giáo lý Không diệt không sinh đừng sợ hãi đó là một phiên bản bóp méo của bài kinh cực kỳ nổi tiếng này của Như Lai. Chúng sinh thì đa phần không hiểu biết, vô minh, ngáo ngơ, nghe êm tai là khoái chí. Thật lòng, càng ngày anh càng nghi ngờ vào khả năng đọc hiểu tiếng Việt của người Việt. Hình như các bạn đọc tiếng Anh giỏi hơn tiếng Việt.

Nhưng làm người, nên đọc Chánh Pháp để hiểu thì mới không uổng một kiếp sống. Tu lầm đường lạc lối còn tệ hơn không tu. Phải biết rằng nhờ vô vàn duyên lành vạn kiếp mới cho ta được làm người kiếp này, chỉ nội cái chuyện bạn bơi lội thắng mấy trăm triệu con tinh trùng đồng bọn, thậm chí không phải chịu số kiếp chếc trong vũng nước, trong đống chăn, hay là bị nuốt chửng,… như hàng triệu tỷ con khác, là bạn đã quá may mắn!

Thế nên đừng phí hoài mấy chục năm sống vào những chuyện tào lao như đi bán ô tô, điện thoại, chơi gái, kiếm tiền, xây nhà, làm giám đốc,…

Những chuyện đó không có bạn thì bất cứ một con bò nào cũng làm được. Nhưng tu tập thì không ai làm thay cho bạn được.

"Sinh diệt là bản chất vạn pháp" — một chân lý cực kỳ quan trọng. Phải thấu suốt điều đó. Làm thầy mà dạy người ta là "Không diệt không sinh đừng sợ hãi" là rất sai, tạo tà kiến, gây ý nghiệp xấu, dễ đưa con người đến chỗ tối tăm u mê. Nếu nghĩ không diệt cũng không sinh thì con người còn biết sợ gì, đâu có chịu giữ giới, quy y, tận dụng kiếp sống này để tu tập theo Chánh pháp?

Phản hồi bài viết

(5 stars)
Xin mời bình chọn sao (Star)
wait image
Gửi đi

Bài viết khác

• Mùi khói xe máy (07/02/2024)

• Khi bò cũng làm em xi (MC) (15/01/2024)

• CÓ MỘT NỤ CƯỜI - LÊ ANH TUẤN (18/11/2023)

• Cuộc đời này đừng giữ cái tâm phân biệt, chỉ khổ thôi (15/11/2023)

• Vì điều gì mà con người trí thức thời nay nó lại tệ hại đến như vậy? (12/11/2023)

• Kinh tế TP. HCM (20/09/2023)


Các bài mới nhất

• Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh (07/02/2024)

• Việt Nam thích cúng tiền cho Tây mà (07/02/2024)

• Trương Vĩnh Ký yêu nước hay bán nước , hiền tài hay ác tài ? (07/02/2024)

• Tân Cương có gì khác lạ với các bài viết của phương Tây (15/01/2024)

• Kỷ niệm lần về thăm quê năm 2022 (05/01/2024)

• Tâm sự người tuổi già! (01/12/2023)

Tòa soạn: Vladivostok, Russia

Ghi rõ nguồn Kinhthien.org khi các bạn lấy tin từ trang web này.

Thông tin Tòa soạn: 

Mọi thông tin xin gửi về thư điện tử: Banquantri@kinhthien.org

 

© 2020 Copyright by Kinhthien.org. All rights reserved.
Hôm nay0 Hôm qua0 Tuần này0 Tuần trước0 Tháng này0 Tháng trước0