GIẤY KHÔNG GÓI ĐƯỢC LỬA. HỒ LY DÙ CÓ THÀNH TINH VẪN KHÔNG GIẤU ĐƯỢC ĐUÔI.

GIẤY KHÔNG GÓI ĐƯỢC LỬA. HỒ LY DÙ CÓ THÀNH TINH VẪN KHÔNG GIẤU ĐƯỢC ĐUÔI.

GIẤY KHÔNG GÓI ĐƯỢC LỬA. HỒ LY DÙ CÓ THÀNH TINH VẪN KHÔNG GIẤU ĐƯỢC ĐUÔI.

"Minh Mạng được xem là một vị vua năng động, quyết đoán, tinh thông Nho học, hiểu biết, coi trọng học vấn và là nhà chính trị, quân sự tài ba. Dưới thời Minh Mạng rất nhiều cải cách từ nội trị đến ngoại giao đã được thực thi giúp cho đất nước giai đoạn ông trị vì là thời kỳ thịnh trị nhất trong lịch sử chế độ quân chủ nhà Nguyễn nói riêng và phong kiến Việt Nam nói chung."

Trên đây là những đánh giá về Vua Minh Mạng của các nhà nghiên cứu lịch sử đương đại được đăng trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. (Dẫn chứng bên dưới bài viết).

Bản thân Minh Mạng sau khi qua đời, đã được con cháu và triều đình nhà Nguyễn truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ.

Tuy nhiên, mặc dù được đánh giá là vị vua có nhiều thành tích nhất của nhà Nguyễn, nhưng có một sự thật không thể phủ nhận đó là, cuối thời Minh Mạng thì nhà Nguyễn đã dần suy yếu cả về kinh tế lẫn quân sự.

Các nhà nghiên cứu lịch sử đương đại đã đánh giá dưới thời Vua Minh Mạng rất nhiều cải cách từ nội trị đến ngoại giao đã được thực thi giúp cho đất nước giai đoạn ông trị vì là thời kỳ thịnh trị nhất trong lịch sử chế độ quân chủ nhà Nguyễn nói riêng và phong kiến Việt Nam nói chung. Những cải cách trong thời đại Minh Mạng trị vì được các nhà nghiên cứu lịch sử so sánh với cải cách của vua Lê Thánh Tông năm 1471 và đánh giá là một trong hai cuộc cải cách có quy mô lớn nhất và đạt hiệu quả cao nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Tuy nhiên, thực tế là Minh Mạng không đưa ra cải cách nào về kinh tế, tiếp tục thi hành chính sách "trọng nông ức thương" của vua cha Gia Long. Đời sống nhân dân khó khăn, trong khi triều đình chi tiêu quá nhiều cho chiến tranh với các nước láng giềng, dẫn tới liên tục xảy ra nội loạn. Liên tiếp xảy ra các cuộc nổi dậy của nông dân chống lại triều đình - Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân,... ở miền Bắc và Lê Văn Khôi (là con nuôi Tả quân Lê Văn Duyệt vì Lê Văn Duyệt không có khả năng sinh lý của người đàn ông) ở miền Nam. Trong 21 năm cai trị, đã có tới 234 cuộc nổi dậy chống triều đình trên cả nước, nhà vua phải sai nhiều tướng đánh dẹp rất mệt nhọc.

Về đối ngoại, Minh Mạng không đưa ra cải cách nào, ông tiếp tục duy trì chính sách của Gia Long: Bế quan tỏa cảng, khước từ mọi giao lưu với phương Tây, cấm người dân buôn bán với ngoại quốc, khiến Đại Nam dần tụt hậu do không tiếp thu được các thành tựu mới về khoa học kỹ thuật.

Đối với các nước láng giềng, Minh Mạng sử dụng vũ lực nhiều lần: giành lại Trấn Ninh (từng bị vua cha là Gia Long cắt cho Ai Lao), lập các phủ Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chế Ai Lao; đánh bại Xiêm La để giành quyền khống chế Chân Lạp, chiếm vùng Nam Vang (Phnôm Pênh ngày nay) và đổi tên thành Trấn Tây Thành; kết quả là nước Đại Nam thời cuối Minh Mạng có lãnh thổ rộng hơn cả hiện nay. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh tốn kém đó đã làm cạn kiệt quốc khố, nên nhà Nguyễn đã không thể giữ được các lãnh thổ mới đánh chiếm. Ngay sau khi Minh Mạng mất, con ông là Thiệu Trị đã phải rút quân khỏi Trấn Tây Thành, chỉ 7 năm sau khi chiếm được vùng này. Do quốc khố suy kiệt nên quân đội nhà Nguyễn sau thời Minh Mạng cũng ngày càng yếu đi. Nhiều lãnh thổ khác cũng bị Xiêm La đánh chiếm mà nhà Nguyễn không còn khả năng để giành lại (nay thuộc về nước Lào) nên lãnh thổ nhà Nguyễn sau thời Minh Mạng lại bị co hẹp lại, nhỏ hơn so với Việt Nam hiện nay.

Về quốc hiệu, Minh Mạng đã xin triều đình Mãn Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam, ngụ ý một quốc gia ở phương Nam rộng lớn. Triều đình Mãn Thanh không chính thức chấp thuận. Tuy nhiên, đến ngày 15 tháng 2 năm 1839, nhận thấy nhà Mãn Thanh đã suy yếu, vua Minh Mạng chính thức công bố quốc hiệu Đại Nam. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.

Trên đây là sơ lược một cách tổng quan về Vua Minh Mạng, vị vua thứ hai của triều Nguyễn đã được các nhà nghiên cứu lịch sử đương đại đánh giá là vị vua có nhiều thành tích nhất của nhà Nguyễn, và giai đoạn ông trị vì là thời kỳ thịnh trị nhất trong lịch sử chế độ quân chủ nhà Nguyễn nói riêng và phong kiến Việt Nam nói chung.

Như vậy đây có phải là cái sự "nổ" hơi quá lời, lố mồm đi quá xa của các nhà nghiên cứu lịch sử đương đại hay không?

Chưa hết, những nhà nghiên cứu lịch sử này và trang thông tin điện tử của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I còn lộng ngôn ỷ ngữ khi dùng từ "sử thần" để nói về nhà sử học Trần Trọng Kim (người được Bảo Đại và phát xít Nhật đưa lên làm Thủ tướng của ngụy quyền, bù nhìn, tay sai "Đế quốc Việt Nam" ngày 17/4/1945), trong khi cuốn sách "Việt Nam sử lược" của ông ta có đầy rẫy những sự xuyên tạc sự thật lịch sử. Hãy chớ quên, cha Trần Trọng Kim là Trần Bá Huân (1838-1894), đã từng tham gia từ rất sớm phong trào Cần Vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm thuộc địa Đông Dương. Trần Trọng Kim được phát xít Nhật đón từ Băng Cốc về Sài Gòn. Trần Trọng Kim và một số nhà trí thức được giao thành lập nội các ở Huế. Đây là một dạng nghị viện đầu tiên tại Việt Nam và Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của cái gọi là "Đế quốc Việt Nam". Tham gia nội các của ông ta đều là các nhà trí thức luật sư, bác sĩ, kỹ sư (một giáo sư, hai kỹ sư, bốn bác sĩ, bốn luật sư). Chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là "Đế quốc Việt Nam"; đặt quốc thiều là bài "Đăng đàn cung"; quốc kỳ có "nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm". Đến ngày 23 tháng 8 năm 1945 chính phủ Trần Trọng Kim sụp đổ.

"Việt Nam sử lược" là tác phẩm do nhà sử học Trần Trọng Kim biên soạn năm 1919. Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc) và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1920 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa của "Việt Nam Cộng hòa" cho tới năm 1975.

"Sử thần" Trần Trọng Kim của các nhà nghiên cứu lịch sử đương đại và của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I là như thế đấy. Cha theo phong trào Cần Vương đánh thực dân Pháp, con theo làm tay sai cho phát xít Nhật.

Lại nói về Minh Mạng. Sau khi Minh Mạng qua đời, con cháu và triều đình nhà Nguyễn đã truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ. Trong khi vua Gia Long được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thế Tổ.

(Miếu hiệu là tên vua đã chết được vua nối ngôi, hoặc đình thần đặt để viết trên bài vị hay trên các bài văn tế đọc trong các dịp giỗ chạp).

Đầu tiên, tôi xin được nói về chữ "Tổ". Chữ "Tổ" thường được dùng để chỉ danh xưng vị trí của người khai sinh một dòng họ, một triều đại, hay một tông phái. Thông thường, vị vua đầu tiên khai sáng ra một triều đại thì đặt miếu hiệu là "Tổ". Từ vị vua thứ hai trở đi thì không đặt là "Tổ" mà đặt là "Tông". Từ "Tổ Tông" có ý nghĩa như thế.

Nhà Lý có 9 đời vua là:

1. Lý Thái Tổ

2. Lý Thái Tông

3. Lý Thánh Tông

4. Lý Nhân Tông

5. Lý Thần Tông

6. Lý Anh Tông

7. Lý Cao Tông

8. Lý Huệ Tông

9. Lý Chiêu Hoàng.

Nhà Trần có 12 đời vua là:

1. Trần Thái Tông

2. Trần Thánh Tông

3. Trần Nhân Tông

4. Trần Anh Tông

5. Trần Minh Tông

6. Trần Hiến Tông

7. Trần Dụ Tông

8. Trần Nghệ Tông

9. Trần Duệ Tông

10. Trần Phế Đế

11. Trần Thuận Tông

12. Trần Thiếu Đế

Nhà Lê có 26 đời vua là:

- 10 vị vua nhà Lê sơ thuộc 6 thế hệ bao gồm:

1. Lê Thái Tổ

2. Lê Thái Tông

3. Lê Nhân Tông

4. Lê Thánh Tông

5. Lê Hiến Tông

6. Lê Túc Tông

7. Lê Uy Mục

8. Lê Tương Dực

9. Lê Chiêu Tông

10. Lê Cung Hoàng.

- 16 vị vua nhà Lê trung hưng bao gồm:

1. Lê Trang Tông

2. Lê Trung Tông

3. Lê Anh Tông

4. Lê Thế Tông

5. Lê Kính Tông

6. Lê Thần Tông

7. Lê Chân Tông

8. Lê Huyền Tông

9. Lê Gia Tông

10. Lê Hy Tông

11. Lê Dụ Tông

12. Lê Đế Duy Phương

13. Lê Thuần Tông

14. Lê Ý Tông

15. Lê Hiển Tông

16. Lê Mẫn Đế (Lê Chiêu Thống).

Nhà Mạc có 10 đời vua là:

1. Mạc Thái Tổ

2. Mạc Thái Tông

3. Mạc Hiến Tông

4. Mạc Tuyên Tông

5. Mạc Mậu Hợp

6. Mạc Toàn

7. Mạc Kính Chỉ

8. Mạc Kính Cung

9. Mạc Kính Khoan

10. Mạc Kính Vũ

Như vậy, Minh Mạng được các nhà nghiên cứu lịch sử đương đại tôn xưng là một vị vua tinh thông Nho học và Nho giáo nhưng sau khi Minh Mạng qua đời thì con của ông ta là vua Thiệu Trị, một người cũng được cho là uyên bác Nho học lại truy tôn miếu hiệu cho cha là Thánh Tổ, và bản thân vua Thiệu Trị sau này cũng được con cháu truy tôn là Hiến Tổ.

Trước hết, đây là thể hiện một sự dốt nát về Nho giáo. Bên cạnh đó, việc truy tôn miếu hiệu là Thánh Tổ còn mang một ý nghĩa là sự ngông cuồng, ngạo mạn. Bởi "Thánh Tổ" là chỉ dùng cho những người tu hành đạo pháp đã chứng đắc quả vị Thánh. Kẻ phàm phu tục tử không ai dám nhận mình là Thánh chứ đừng nói gì là Thánh Tổ. Bởi vậy nên các đời vua đầu tiên của nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê, nhà Mạc chỉ dám truy tôn là Thái Tổ, với nhà Trần là Thái Tông, và bản thân vua Gia Long cũng được Minh Mạng truy tôn miếu hiệu là Thế Tổ.

Minh Mạng là "Thánh Tổ" ư trong khi ông ta quá ham sắc dục nên bị chết non (50 tuổi) mà món rượu Minh Mạng là một trong những bằng chứng cho sự háo sắc và háo dâm của ông ta?

Nói xong về Minh Mạng, bây giờ tôi nói đến Tả quân Lê Văn Duyệt.

Lê Văn Duyệt với Vua Minh Mạng vốn là kẻ thù ở trong lòng nhau, bằng mặt mà không bằng lòng với nhau.

Vua Minh Mạng và Tả quân Lê Văn Duyệt vốn có nhiều hiềm khích, tư thù. Dù không ưa Lê Văn Duyệt nhưng ông không dám làm gì, do công lao và uy quyền quá lớn của Lê Văn Duyệt với triều đình. Năm 1833, Lê Văn Duyệt qua đời, con nuôi là Lê Văn Khôi nổi loạn chiếm thành Phiên An (tức thành Gia Định), Minh Mạng trong khi đánh dẹp cuộc nổi dậy này vẫn thường ban trách Lê Văn Duyệt.

Năm 1835, sau khi dẹp xong cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi, Minh Mạng bèn làm án Tả quân, giao cho nhóm nội các là Hà Quyền, Nguyễn Tri Phương và Hoàng Quýnh nghị tội Tả quân có 6 điều, có 7 tội phải chém, 2 tội phải thắt cổ, 1 tội phải sung quân. Bản án quyết định truy đoạt quan chức, phá bỏ quan quách giết thây. Mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định bị cuốc bằng và bị xiềng xích, phía trên khắc đá dựng bia ở trên viết to mấy chữ: "Đây chỗ tên lại cái lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu phép nước"; các ngôi mộ cha mẹ của Lê Văn Duyệt bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia.

Các nhà nghiên cứu lịch sử đương đại khen ngợi, tung hô Vua Minh Mạng như thế thì tại sao lại cũng khen ngợi và tung hô Tả quân Lê Văn Duyệt? Như vậy há chẳng phải đây là hành động nhổ ra xong tự liếm? Hay tự tay cầm phân chét lên mặt mình? Hay là thái độ ba phải? Hay là "Lưỡi không xương trăm đường lắt léo/ Miệng không vành méo mó tứ tung"?


Bài viết khác

• Việt Nam thích cúng tiền cho Tây mà (07/02/2024)

• GÓC GIÁO DỤC - Khi Kẻ Thù Nuôi Con Mình !!!! (18/11/2023)

• "TOÀN CẦU HÓA" LÀ HÒA NHẬP ĐỂ HỘI NHẬP QUỐC TẾ HÓA CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ HÒA TAN (18/11/2023)

• Ngành Văn hóa giờ bị tẩy não hết rồi, toàn những anh ngồi nhầm ghế (18/11/2023)

• LÃNH ĐẠO TA AI CŨNG CÁ VƯỢT LONG MÔN, KHÔNG AI BỊ ĐIỂM THẤP ! (12/11/2023)

• Đẳng cấp lưu manh: Đã ngu sử và ngu học lại còn lưu manh nên nó mới như thế này! (12/11/2023)


Các bài mới nhất

• Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh (07/02/2024)

• Mùi khói xe máy (07/02/2024)

• Trương Vĩnh Ký yêu nước hay bán nước , hiền tài hay ác tài ? (07/02/2024)

• Tân Cương có gì khác lạ với các bài viết của phương Tây (15/01/2024)

• Khi bò cũng làm em xi (MC) (15/01/2024)

• Kỷ niệm lần về thăm quê năm 2022 (05/01/2024)

Tòa soạn: Vladivostok, Russia

Ghi rõ nguồn Kinhthien.org khi các bạn lấy tin từ trang web này.

Thông tin Tòa soạn: 

Mọi thông tin xin gửi về thư điện tử: Banquantri@kinhthien.org

 

© 2020 Copyright by Kinhthien.org. All rights reserved.
Hôm nay0 Hôm qua0 Tuần này0 Tuần trước0 Tháng này0 Tháng trước0