PHAN THANH GIẢN YÊU NƯỚC NÀO?

PHAN THANH GIẢN YÊU NƯỚC NÀO?

PHAN THANH GIẢN YÊU NƯỚC NÀO?

Theo một số nhà sử học cấp tiến mà đứng đầu là GS sử học Phan Huy Lê, khi xét lại lịch sử đã khẳng định rằng: "Cụ Phan Thanh Giản là một con người yêu nước thương dân nhưng cụ yêu nước theo cách riêng của cụ. Khi xét thấy triều đình nhà Nguyễn và nhân dân ta không có đủ sức mạnh để có thể kháng cự lại quân Pháp nên cụ đã chọn phương pháp là hòa hoãn với quân Pháp bằng cách ký một hiệp ước gọi là Hòa ước Nhâm Tuất (1862), cắt đứt 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, bồi thường chiến phí trong 10 năm, mỗi năm 400 ngàn quan cho đại diện của Pháp ở Gia Định, rồi tiếp sau đó là thêm 3 tỉnh nữa.

(Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Đông, quân Pháp tiếp tục đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, lúc đó Phan Thanh Giản với chức Kinh lược toàn quyền quân sự và dân sự ba tỉnh miền Tây, song ông đã đầu hàng.

Theo lệnh của La Grandière, Phan gởi công thơ cho quan Tổng đốc An Giang, Hà Tiên như sau:

Hỡi các quan và dân chúng!… Bản chức van vái trời, bản chức nghe theo lẽ phải và tự nhủ: Mình còn ngốc khi mình đánh người Phú lang sa bằng võ khí, cũng như con nai con muốn bắt con cọp. Mình lại kéo về phe mình một cách vô ích những tai họa lớn, để tai hại ấy đè lên đầu dân mà trời đã giao cho mình chăn. Vậy bản chức viết công thơ cho các quan văn cũng như các tướng võ hãy bẻ gãy giáo và gươm giao thành trì khỏi chống lại…)

Trước kia, khi khoa học công nghệ thông tin và mạng Internet chưa được phát triển ở Việt Nam như ngày nay thì những người dân Việt Nam có nhu cầu tìm hiểu về lịch sử nước nhà cũng hơi khó khăn bởi sẽ rất mất thời gian và phức tạp. Nhưng ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin đã phủ đầy lãnh thổ Việt Nam thì việc đó đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Giờ đây, người ta chỉ cần vào Google và gõ cụm từ tìm kiếm "Phan Thanh Giản" thì có thể dễ dàng biết rõ về thân thế sự nghiệp của Phan Thanh Giản.

Vậy Phan Thanh Giản là ai?

Phan Thanh Giản tự là Tịnh Bá, có một tên tự nữa là Đạm Như, hiệu Lương Khê, biệt hiệu Mai Xuyên, sinh vào giờ Thìn ngày 12 tháng 10 năm Bính Thìn (1796), tại làng Tân Thạnh, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (sau là làng Bảo Thạnh, tổng Bảo Trị, huyện Bảo An, phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long; nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre).

Tổ phụ (ông nội) của ông là Phan Thanh Tập (có nơi chép là Chỉnh), hiệu Ngẫu Cừ, vốn là người Hoa Nam đời nhà Minh. Khi nhà Minh bị quân Mãn Thanh tràn sang và chiếm được. Gia đình họ Phan cũng như những người không tùng phục nhà Thanh trốn sang Việt Nam, ở tỉnh Bình Định, tổng Trung An, làng Hội Trung. Ở đây, Phan Thanh Tập cưới Huỳnh Thị Học, sinh ra Phan Thanh Ngạn. Năm Tân Mão (1771) nhà Tây Sơn dấy binh nổi dậy chống lại triều đình, Phan Thanh Tập dắt gia quyến vào Nam.

Ban đầu gia quyến họ Phan Thanh ở về Trang Tông (thuộc tỉnh Định Tường, Mỹ Tho ngày nay), rồi dời xuống Mân Thít (thuộc trấn Vĩnh Thanh, Vĩnh Long ngày nay), kế đến huyện Bảo An, phủ Hoằng Trị, cũng ở trong tỉnh Vĩnh Long, sau mới dời qua lập nghiệp tại làng Tân Thành, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (sau đổi ra làng Bảo Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng Đạo, tỉnh Vĩnh Long; nay là xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre).

À thì ra Phan Thanh Giản vốn là một người gốc Hoa bởi ông nội của Phan Thanh Giản là người nhà Minh Trung Hoa đã bị nhà Mãn Thanh truy đuổi vì không phục tùng nhà Thanh nên vượt biển sang Việt Nam để lánh nạn ở Bình Định. Như vậy ông nội của Phan Thanh Giản là người của Thiên Địa Hội (tổ chức hội kín "phản Thanh phục Minh" thành lập từ thời Khang Hy - Hoàng đế nhà Thanh).

Đến năm 1771 khi anh em nhà Tây Sơn ở Bình Định dấy binh nổi dậy chống lại sự thối nát và hà khắc của triều đình chúa Nguyễn thì Phan Thanh Tập (ông nội của Phan Thanh Giản) mới dắt díu gia quyến vợ con chạy vào Nam đi theo chúa Nguyễn. Phan Thanh Ngạn là cha của Phan Thanh Giản được làm quan cho triều đình nhà chúa Nguyễn. Phan Thanh Giản được sinh ra giữa lúc chúa Nguyễn Phúc Ánh chiêu quân đánh lại nhà Tây Sơn.

Như vậy rõ ràng Phan Thanh Giản không phải là một người Việt Nam gốc nên không thể nói rằng ông ta đã hết lòng yêu nước, thương dân Việt Nam. Ông ta kể từ đời ông và cha chỉ là những người Trung Hoa được sống nương tựa, bám víu vào triều đình nhà Nguyễn mà hưởng bổng lộc, sau này đến đời ông ta cũng như thế. Ông cha ông ta và cả bản thân ông ta chỉ trung thành với kẻ đã ban phát bổng lộc và lợi ích cá nhân cho mình chứ không phải vì đất nước và dân tộc Việt Nam. Đến khi quân Pháp muốn xâm lược Việt Nam và đứng trước sự yếu thế của triều đình nhà Nguyễn thì Phan Thanh Giản đã chọn theo ôm chân Pháp để bảo toàn quyền lợi của cá nhân và gia đình mình. Như vậy rõ ràng là khi Phan Thanh Giản tự vẫn thì không phải do ông ta muốn thể hiện tấm lòng trung quân ái quốc mà ông ta đã bị sức ép của các vị quan lại trong triều ở phe chủ chiến mà tự vẫn. Lập luận này của các nhà sử học từ trước Phan Huy Lê là hoàn toàn hợp logic. Cũng bởi vậy mà trong dân gian mới lưu truyền câu nói: "Phan Lâm mại quốc, triều đình khí dân".

Sự thật lịch sử đã sờ sờ như thế nhưng tại sao một số nhà sử học đứng đầu là Phan Huy Lê lại lấp liếm xảo biện rửa tội cho Phan Thanh Giản?

Đó là vì chúng muốn phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh khi Người đã nói trong tác phẩm Lịch sử nước ta rằng:

"Gia Long lại dấy can qua,

Bị Tây Sơn đuổi, chạy ra nước ngoài.

Tự mình đã chẳng có tài,

Nhờ Tây qua cứu, tính bài giải vây.

Nay ta mất nước thế này,

Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà,

Khác gì cõng rắn cắn gà,

Rước voi dầy mả, thiệt là ngu si.

Từ năm Tân Hợi trở đi,

Tây đà gây chuyện thị phi với mình.

Vậy mà vua chúa triều đình,

Khư khư cứ tưởng là mình khôn ngoan.

Nay ta nước mất nhà tan

Cũng vì những lũ vua quan ngu hèn.

Năm Tự Đức thập nhất niên,

Nam Kỳ đã lọt dưới quyền giặc Tây.

Hăm lăm năm sau trận này,

Trung Kỳ cũng mất, Bắc Kỳ cũng tan,

Ngàn năm gấm vóc giang san,

Bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây!

Tội kia càng đắp càng đầy,

Sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng."

Ngoài ra, cái đám nhà sử học này chúng còn tỏ ra cực kỳ ngớ ngẩn khi tung hô, khen ngợi Phan Thanh Giản là một nhà Nho, một học sĩ nỗi lạc của nhà Nguyễn bởi khi ấy đại bộ phận dân ta không có nhiều người biết chữ (chữ Nho - Hán ngữ) và không có học. Thật ngớ ngẩn khi bọn chúng đi khen ngợi một người Hoa là giỏi chữ Nho và học nhiều Nho giáo.

Vậy Phan Thanh Giản yêu nước là yêu nước nào? Ông ta có Tổ quốc đâu mà yêu? Ông nội của ông ta đã bị triều đình nơi Tổ quốc của ông ta truy đuổi phải tha phương cầu thực ăn nhờ ở đậu đó. Phan Thanh Giản chỉ yêu nước Pháp là lần cuối được yêu trước khi chết.

Tóm lại, như tôi đã phân tích nhiều lần, không phải đám sử học này chúng yêu mến, tôn trọng hay cảm phục gì về tài năng của những Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Lê Văn Duyệt mà mục đích của chúng là đang dần phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh.

Phản hồi bài viết

(5 stars)
Xin mời bình chọn sao (Star)
wait image
Gửi đi

Bài viết khác

• Thảm sát Mỹ Lai: Những hình ảnh ám ảnh (14/11/2023)

• Tội ác quân đội Mỹ và tay sai ngụy quyền Sài Gòn: GIẾT BẤT CỨ THỨ GÌ CHUYỂN ĐỘNG (14/11/2023)

• Thảm sát Mỹ Lai (14/11/2023)

• TRƯƠNG VĨNH KÝ KẺ PHẢN BỘI TỔ QUỐC, SAO LẠI GỌI LÀ NỖI OAN THẾ KỶ. (12/11/2023)

• Việt Nam là quốc gia bị ném bom nhiều nhất trong lịch sử thế giới (20/09/2023)

• AI ĐANG "RỬA MẶT" CHO PHAN THANH GIẢN ??? (17/09/2023)


Các bài mới nhất

• Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh (07/02/2024)

• Việt Nam thích cúng tiền cho Tây mà (07/02/2024)

• Mùi khói xe máy (07/02/2024)

• Trương Vĩnh Ký yêu nước hay bán nước , hiền tài hay ác tài ? (07/02/2024)

• Tân Cương có gì khác lạ với các bài viết của phương Tây (15/01/2024)

• Khi bò cũng làm em xi (MC) (15/01/2024)

Tòa soạn: Vladivostok, Russia

Ghi rõ nguồn Kinhthien.org khi các bạn lấy tin từ trang web này.

Thông tin Tòa soạn: 

Mọi thông tin xin gửi về thư điện tử: Banquantri@kinhthien.org

 

© 2020 Copyright by Kinhthien.org. All rights reserved.
Hôm nay0 Hôm qua0 Tuần này0 Tuần trước0 Tháng này0 Tháng trước0