MUỐN THÀNH CÔNG PHẢI BIẾT VUN TRỒNG

MUỐN THÀNH CÔNG PHẢI BIẾT VUN TRỒNG

MUỐN THÀNH CÔNG PHẢI BIẾT VUN TRỒNG

Câu chuyện thành công của văn hóa Hàn Quốc trên toàn cầu, không chỉ ở Việt Nam đã cho chúng ta rất nhiều suy ngẫm về một sự kiến tạo mang tầm quốc gia. Muốn thành công phải biết vun trồng!

Để vun trồng một thành công như vậy thì cần phải làm gì và chúng ta còn thiếu những gì?

1/ Muốn thành công bằng việc khẳng định một thương hiệu có chỗ đứng ở tầm quốc gia, quốc tế, cần phải có một tầm nhìn chiến lược đủ lớn và vun trồng cho chiến lược đó bằng một sự đầu tư bài bản, dài hạn và chuyên nghiệp. Cái thiếu và yếu lớn nhất của người Việt Nam là chiến lược. Mọi sự phát triển mang tầm chiến lược, dài hạn, ở Việt Nam thường là một sự xa xỉ. Điều đó lại càng làm cho những ai mong muốn phát triển một cái gì đó có tầm chiến lược dài hạn càng phải trả giá nhiều hơn, khó khăn nhiều hơn và thách thức nhiều hơn. Mảnh đất vốn đã cằn cỗi nay lại thêm điều kiện phát triển khắc nghiệt, làm cho đa phần mọi thứ ở Việt Nam đều ngắn hạn, đa phần đều nhờ nhờ thiếu đột phá. Sự thiếu hấp dẫn khiến cho việc đầu tư bài bản và chuyên nghiệp cũng trở nên khó khăn. Rất ít người dám và đủ điều kiện để đầu tư bài bản và chuyên nghiệp vào bất cứ lĩnh vực nào, tính ngắn hạn, tư duy ăn xổi và những thành tích ngắn hạn luôn đeo bám và trở thành bắt buộc, bất kể người ta có thể rao giảng về những tầm nhìn dài hạn như thế nào. Đa phần, đều khó và không thực sự vượt qua được cái rào cản “tiểu nông” mang tính “thời vụ” của môi trường và con người Việt Nam.

2/ Tư duy kiến tạo và lập thuyết. Chẳng có sự thành công nào cho những kẻ chỉ biết bắt chước mà không biết kiến tạo. Đành rằng, mọi sự phát triển thường bắt đầu tốt nhất và nhanh nhất bằng bắt chước, nhưng bắt chước chỉ đơm hoa, kết trái thành thành tựu khi sự bắt chước đó được định hình bởi một tư duy kiến tạo và lập thuyết. Người Việt chúng ta thường ngại tư duy, ngại phải học hỏi một cách nghiêm túc mọi thứ lý thuyết, do vậy, đa phần có xu hướng bắt chước và học hỏi các mô hình, nhưng vì thiếu những nền tảng, phương pháp và tư duy lý thuyết, nên phần lớn cũng chỉ dừng lại ở đó, những gì bắt chước được, ứng dụng được từ những cái đã có. Điều đó làm cho người Việt chúng ta, tuy nắm bắt xu hướng rất nhanh, hội nhập rất nhanh, nhưng luôn chỉ ở lớp váng bề mặt. Chúng ta không thực sự làm chủ được bất kỳ xu hướng, công nghệ hay nền tảng nào. Sự bắt bước, do vậy, cũng đeo đẳng và ăn vào máu của người Việt. Ngại rủi ro, không dám đầu tư dài hạn, không dám quyết liệt để kiến tạo cái riêng, người Việt chăm chú vào những “hồ sơ thành tích có sẵn” và thường tập trung vào đó để cho sự “ăn chắc” mang tính thiển cận.

3/ Trong hành động, người Việt về căn bản không thực sự chăm chỉ và cẩn trọng. Xu hướng này ngày nay càng lúc càng ăn sâu vào giới trẻ. Không thực sự kiên nhẫn với các công việc một cách cẩn trọng là một thói quen phổ biến của người Việt. Chúng ta thường thích những gì nhanh, đơn giản và trong khi thực hiện các hoạt động, chuyên môn, nghiệp vụ, sự tỉ mỉ, cẩn trọng là một điểm yếu rất lớn. Đây cũng là một phần do tác động của văn hóa và tư duy, vốn xuất phát từ nông nghiệp và nông thôn, thiếu tính công nghiệp, kỷ luật. Chính điều này đã làm cho những sản phẩm-dịch vụ mà chúng ta tạo ra luôn thiếu một sự hoàn thiện, chỉn chu, chứ chưa nói đến vượt tầm (nói như vậy, không có nghĩa là phủ nhận ở một số nhỏ của một số nghệ nhân trong một số lĩnh vực ngành nghề tiểu thủ công truyền thống, có độ tinh xảo cao, nhưng chiếm số rất nhỏ - ở đây tôi đang đề cập đến xu hướng chung và chiếm đa số).

4/ Việc thiếu những mục tiêu xác đáng và hợp lý cũng là một trở ngại đối với người Việt chúng ta trong việc tìm kiếm những vị trí mang tầm quốc gia, quốc tế. Ảnh hưởng bởi xu thế đầu tư ngắn hạn, thành quả tức thời, đơn giản tiếp cận, các mục tiêu của chúng ta đa phần bị cắt vụn, trở thành lẻ tẻ, thiếu đi một tính tổng thể và do vậy, không đem lại tầm vóc. Chúng ta có xu hướng dùng những ngôn từ sính ngữ, đại ngôn, tầm vóc, nhưng lại triển khai và thực hiện chúng bằng những mục tiêu hết sức lẻ tẻ, liệt kê và vụn vặt. Căn nguyên chính cũng là từ việc thiếu những nền tảng tư duy chiến lược, phương pháp và lý thuyết, khiến cho việc hiểu các mục tiêu và cụ thể hóa chúng luôn nằm trong một sự mơ hồ. Mặc dù, có thể cảm nhận rằng chúng ta luôn bắt nhịp và tiên phong với xu hướng hiện đại và thời thượng nhất, nhưng chỉ ở cấp độ ngôn từ mà thôi.

5/ Con người, chất lượng con người xuất phát từ nền tảng văn hóa, giáo dục và kỷ luật lại đang là một thách thức và trở ngại rất lớn cho tầm vóc của Việt Nam hiện nay. Sự xói mòn về các nền tảng văn hóa, thành những thứ nhờ nhờ pha trộn và lai tạp một cách thiếu đình hình bởi du nhập và tiếp biến văn hóa đã làm cho chúng ta thực sự thiếu đi những bản sắc. Sự thiếu vắng bản sắc đã làm cho việc định hình văn hóa, do vậy cũng hết sức mờ nhạt. Nền tảng giáo dục thời gian dài qua đã hướng con người Việt Nam quá chú trọng đến các kỹ năng, đa phần phát triển thành những người thợ (kể cả thợ bậc cao cho những trí thức có trình độ và học vị, học hàm cao) mà thiếu đi những con người có tầm vóc trí tuệ, có tư duy vượt trội, có tầm chiến lược. Cái giỏi được hạn hẹp trong việc có gắng đạt được những bằng cấp, những chứng nhận để “được làm việc” hơn là để khẳng định tầm vóc. Do vậy, giờ đây, tìm kiếm được những bạn trẻ ở các trường đại học có tầm vóc tư duy, muốn đột phá, kiến tạo những gì lớn lao là vô cùng khó khăn (có chăng chỉ ở những hình thức diễn ngôn thì nhiều). Kỷ luật có lẽ cũng là một vấn đề lớn, tính kỷ luật của người Việt rất kém và thiếu ý thức về sự tôn trọng kỷ luật như một sự trọng bản thân. Vô kỷ luật, thể hiện được việc lách luật, vượt trên luật và thách thức luật pháp lại đang như là một hình thức thể hiện “đẳng cấp” và “vị thế” của nhiều người.

6/ Tầm chính sách vĩ mô thiếu những chiến lược đủ tầm (đại chiến lược) để dẫn dắt định hình sự phát triển chung của đất nước. Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên của sự lạm phát về các chiến lược, trong khi các chiến lược của chúng ta đa phần lại chỉ là những kế hoạch trung hạn, chứ không phải thực sự là các chiến lược mang tính định hướng dẫn đạo. Điều đó đã làm phân tán các nguồn lực, phân mảnh các lĩnh vực và không tạo nên được một sự liên kết và phối hợp một cách hệ thống, đồng bộ, cộng hưởng trong mỗi lĩnh vực và giữa các lĩnh vực để tạo nên những sức mạnh và thành tựu lớn chung. Mọi ngành, mọi lĩnh vực, địa phương, tổ chức và thậm chí cả cá nhân, thay vì cộng tác để phát triển, lại đang chú trọng vào cạnh tranh, chia chác để giữ được khoảnh lợi cho mình. Chúng ta không thực sự đầu tư vào một lĩnh vực nào đủ sâu, đến nơi đến chốn cả.

Phản hồi bài viết

(5 stars)
Xin mời bình chọn sao (Star)
wait image
Gửi đi

Bài viết khác

• Mùi khói xe máy (07/02/2024)

• Khi bò cũng làm em xi (MC) (15/01/2024)

• CÓ MỘT NỤ CƯỜI - LÊ ANH TUẤN (18/11/2023)

• Cuộc đời này đừng giữ cái tâm phân biệt, chỉ khổ thôi (15/11/2023)

• Vì điều gì mà con người trí thức thời nay nó lại tệ hại đến như vậy? (12/11/2023)

• Có quá nhiều người bám vào Như Lai để kiếm những thứ mà Như Lai cho là vô nghĩa: Đó cũng là một nghịch lý thời đại. (12/11/2023)


Các bài mới nhất

• Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh (07/02/2024)

• Việt Nam thích cúng tiền cho Tây mà (07/02/2024)

• Trương Vĩnh Ký yêu nước hay bán nước , hiền tài hay ác tài ? (07/02/2024)

• Tân Cương có gì khác lạ với các bài viết của phương Tây (15/01/2024)

• Kỷ niệm lần về thăm quê năm 2022 (05/01/2024)

• Tâm sự người tuổi già! (01/12/2023)

Tòa soạn: Vladivostok, Russia

Ghi rõ nguồn Kinhthien.org khi các bạn lấy tin từ trang web này.

Thông tin Tòa soạn: 

Mọi thông tin xin gửi về thư điện tử: Banquantri@kinhthien.org

 

© 2020 Copyright by Kinhthien.org. All rights reserved.
Hôm nay0 Hôm qua0 Tuần này0 Tuần trước0 Tháng này0 Tháng trước0