"TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN" NHÌN TỪ BÀI HỌC CỦA NGƯỜI THẦY GIÁO VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC, CHU VĂN AN.

"TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN" NHÌN TỪ BÀI HỌC CỦA NGƯỜI THẦY GIÁO VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC, CHU VĂN AN.

Ông Phùng Xuân Nhạ là người Bộ trưởng đồng ý xóa bỏ đạo lý "Tiên học lễ, hậu học văn" trong nền giáo dục nước ta nên ông ta mới "cởi mở", "tự do, dân chủ" như thế này (những hình ảnh ở bên dưới).

Có một câu chuyện như sau: Theo sách Những người thầy trong sử Việt, Nhập nội hành khiển (dưới chức Tể tướng, hay còn gọi là Thứ tướng) Phạm Sư Mạnh một lần về thăm thầy, gặp phiên chợ quê, người mua kẻ bán tấp nập. Để dọn đường cho kiệu quan đi qua, quân lính vung roi, thét loa huyên náo cả vùng.

Chuyện đến tai thầy Chu Văn An, lúc Phạm Sư Mạnh vào nhà, ông chỉ thẳng vào mặt và trách rằng: "Về thăm thầy mà làm náo động cả bàn dân thiên hạ, thì ta còn mặt mũi nào mà ngẩng đầu lên nhìn mọi người?". Nói rồi, thầy phủi áo đi vào nhà trong. Phạm Sư Mạnh vừa sợ, vừa ân hận, cứ quỳ gối bên giường chờ thầy tha lỗi, rồi mới dám về.

Từ đó về sau, mỗi khi về thăm thầy, quan hành khiển chỉ mặc áo vải thâm, đi một mình như người dân thường để giữ đúng lễ thầy trò.

Phạm Sư Mạnh là người làng Hiệp Thạch, huyện Hiệp Sơn, phủ Kinh Môn (nay là làng Hiệp Thạch, phường Hiệp Sơn, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Là học trò giỏi của nhà giáo Chu Văn An, ông đỗ thái học sinh (tiến sĩ) đời vua Trần Minh Tông, được vua đổi tên là Phạm Sư Mạnh để tránh phạm húy thái sư Trần Thủ Độ (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư - Kỷ nhà Trần - Minh Tông Hoàng đế). Năm 1323, ông bắt đầu làm quan cho nhà Trần. Đến năm 1345 đời Trần Dụ Tông, có sứ nhà Nguyên (Trung Quốc) sang hỏi về việc "đồng trụ" (cột đồng) thời Hai Bà Trưng; ông được cử đi sứ sang đấy để biện luận, từ đó về sau, không thấy họ sang hỏi han gì nữa.

Về nước, ông lần lượt được cử làm: Chưởng bạ thư kiêm khu mật tham chính (1346). Nhập nội hành khiển tri khu mật viện sự (1358), Hành khiển tả tư lang trung (1359), Tri khu mật viện sự (1362), rồi thăng lên chức Nhập nội nạp ngôn...

Sau đó, sử không nhắc đến ông, chỉ biết về sau ông có nhận lệnh đi kén duyệt quân ở năm lộ để chấn chỉnh biên phòng vào năm 1368, và viết giúp văn bia cho chùa Sùng Hưng ở núi Vân Lỗi (Thanh Hóa) vào năm 1372. Ông làm quan trải ba triều vua Trần là: Minh Tông, Hiến Tông và Dụ Tông. Về văn học, Phạm Sư Mạnh nổi tiếng ngang với Lê Quát, là bạn thân đồng môn (cùng theo học thầy Chu Văn An) và đồng triều. Cả hai đều được người đương thời khen tặng. Sau khi lui về ở ẩn, Phạm Sư Mạnh mất năm 1384.

Thầy Chu Văn An đã phát động cuộc cải cách giáo dục đúng nghĩa. Ông bắt tay vào soạn bộ Tứ thư thuyết ước, gồm 10 quyển. Đây chính là bộ giáo trình giảng dạy đầu tiên của nước ta.

Thầy Chu Văn An cũng là người khởi xướng chủ trương học đi đôi với hành, như chính thầy nói rằng: "Học chỉ là mắt, hành mới có chân. Có mắt, có chân mới tiến được. Có làm mới biết nhưng cái biết trong cái làm mới là cái biết thực sự, cái biết sâu sắc".

Mấy chục năm làm việc ở Quốc Tử Giám, Chu Văn An đã cống hiến hết mình cho giáo dục.

Đúng như quan tư đồ Trần Nguyên Đán từng nhận xét: "Nhờ có ông mà bể học xoay làn sóng, phong tục trở lại thuần hậu".

Chu Văn An từng tâm niệm "học không phải để làm quan mà là để làm người". Quan điểm đó đã thấm nhuần vào triết lý giáo dục của ông.

Khi Trần Nghệ Tông lên ngôi, Chu Văn An ra kinh đô bệ kiến vua mới, nhưng không nhận chức tước. Đông đảo học trò theo tiễn có hỏi: "Từ nhà vua đến đông đảo các sĩ phu và quan chức đều là học trò của thầy, sao thầy không ở lại đảm đương một trọng trách? Thầy coi thường những chức tước của triều đình lắm sao?".

Chu Văn An nói: "Cái quan trọng của con người không ở chỗ chức tước mà ở phẩm giá. Giữ một chức phận nhỏ mà có ích cho đời thì đáng quý biết bao nhiêu. Còn giữ chức tước lớn mà không làm gì có lợi cho dân, cho nước thì chức tước ấy có nghĩa gì?".


Bài viết khác

• Trương Vĩnh Ký yêu nước hay bán nước , hiền tài hay ác tài ? (07/02/2024)

• Tân Cương có gì khác lạ với các bài viết của phương Tây (15/01/2024)

• GIẤU ĐẦU HỞ ĐUÔI (12/11/2023)

• Cái trò vẽ ra các thứ nghe văn vở, như có tâm... Ấy mà. Lạ gì! (12/11/2023)

• Một kẻ kém văn hóa mà đứng đầu ngành văn hóa thì văn hóa không đủ chức năng " soi đường cho quốc dân đi"? Trách nhiệm này thuộc về ai? Người dân Việt Nam cần một câu trả lời (12/11/2023)

• Việc nhà nước phải có bộ sách GK của riêng mình là đương nhiên, không hiểu sao có người phản đối. (12/11/2023)


Các bài mới nhất

• Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh (07/02/2024)

• Việt Nam thích cúng tiền cho Tây mà (07/02/2024)

• Mùi khói xe máy (07/02/2024)

• Khi bò cũng làm em xi (MC) (15/01/2024)

• Kỷ niệm lần về thăm quê năm 2022 (05/01/2024)

• Tâm sự người tuổi già! (01/12/2023)

Tòa soạn: Vladivostok, Russia

Ghi rõ nguồn Kinhthien.org khi các bạn lấy tin từ trang web này.

Thông tin Tòa soạn: 

Mọi thông tin xin gửi về thư điện tử: Banquantri@kinhthien.org

 

© 2020 Copyright by Kinhthien.org. All rights reserved.
Hôm nay0 Hôm qua0 Tuần này0 Tuần trước0 Tháng này0 Tháng trước0